Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Link tra điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 của 63 tỉnh thành tại Đọc Tài Liệu

Để giúp các em học sinh và quý phụ hunh thuận tiện tra cứu. Chúng tôi gửi đến các bạn 63 link tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 theo từng tỉnh thành

Các bạn chỉ cần truy cập vào đường link tương ứng và nhập số báo danh là có thể biết được điểm thi của mình

BQT - Đọc Tài Liệu

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

Điểm thi lớp 10 : Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2021 nhanh

"Đến hẹn lại lên" hệ thống tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 của Đọc Tài Liệu đã chính thức mở cửa để giúp các em học sinh và phụ huynh xem điểm thi của mình một cách nhanh và chính xác nhất.

Hướng dẫn tra điểm thi lớp 10 tại Đọc Tài Liệu

Để xem được điểm thi nhanh và chính xác các bạn thực hiện theo các bước sau.


Cách 1:

Bước 1: Lựa chọn tỉnh/thành bạn muốn tra điểm




Bước 2: Nhập số báo danh của bạn




Bước 3: Bấm nút tra điểm




   Sau khi bấm vào nút tra điểm, hệ thông sẽ tự động trả về thông tin và điểm của các bài thi của bạn.

Cách 2

Bước 1: Lựa chọn tỉnh / thành bạn muốn tra cứu



Bước 2: Nhập số báo danh và bấm nút [Tra Điểm]

   Trên đây là 2 cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 trên hệ thống tra điểm của Đọc Tài Liệu. Các bạn có thể xem nhanh qua video hướng dẫn dưới đây.




Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Các trang mạng xã hội của Đọc Tài Liệu - Doctailieu.com

 Đọc tài liệu  (Doctailieu.com) - Là một thư viện tài liệu học tập miễn phí dành cho học sinh giúp các em học tốt hơn.

Là học sinh, hẳn ai cũng có môn "tủ" yêu thích - và chật vật với một vài môn khác. Trong số đó, sẽ luôn có một vài môn làm bạn toát mồ hôi mỗi khi đến kỳ kiểm tra một tiết. Dù đó là môn toán, ngoại ngữ, hóa học hay bất cứ môn nào khác, thì chúng tôi vẫn có tia hy vọng mới cho bạn đây.

Qua những hướng dẫn chi tiết, bạn không chỉ tìm được những lời giải hay cho các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập..., mà còn ôn tập nắm vững kiến thức và cách làm để giúp bạn tạo ra sự đột phá mà bạn luôn mòn mỏi chờ đợi. Bạn không chỉ yêu thích môn học đó hơn, mà còn nhận ra rằng mình cũng học giỏi môn này đấy chứ! Có thể chúng tôi đã nói hơi quá, nhưng hãy cứ thử một lần nhé! Kiểu gì thì bạn cũng sẽ phải thốt lên rằng "Bạn đã ở đâu trong những lúc tôi cần bạn nhất hả Đọc Tài Liệu".

Đề giúp các bạn tiếp cận tốt hơn với các tài liệu hữu ích, chúng tôi chia sẻ danh sách các trang mạng xã hội của Đọc Tài Liệu

Hãy đăng ký theo dõi, để không bỏ lỡ bất cứ một tài liệu hữu ích nào nhé...


Mạng xã hội Hồ Sơ của Đọc Tài Liệu
Facebook https://www.facebook.com/doctailieudotcom
Twitter https://twitter.com/doctailieu
Tumblr https://doctailieu.tumblr.com/
Pinterest https://www.pinterest.com/doctailieucom/
ok.ru https://ok.ru/doctailieu
soundcloud https://soundcloud.com/doctailieu
Youtube.com https://www.youtube.com/channel/UCYJ02MDn5iXW-NyFfG4GY-w
Linkedin https://www.linkedin.com/in/doc-tai-lieu/
gravatar https://vi.gravatar.com/doctailieucom
Instagram https://www.instagram.com/doctailieu2021/
Instapaper https://www.instapaper.com/p/doctailieu
scoop https://www.scoop.it/u/doctailieu-com-gmail-com
Reddit.com https://www.reddit.com/user/doctailieu2021
Plurk.com https://www.plurk.com/doctailieu
Pearltrees https://www.pearltrees.com/doctailieu
Trello https://trello.com/doctailieu/activity
Getpocket https://getpocket.com/@doctailieu
Myspace.com https://myspace.com/doctailieu
Flickr https://www.flickr.com/people/doctailieu/
Medium https://medium.com/@doctailieu-blogs
Behance https://www.behance.net/doctailieu
Ello.co https://ello.co/doctailieu
Padlet https://padlet.com/doctailieu
Free-ebooks https://www.free-ebooks.net/profile/1308976/doc-tai-lieu
Issuu https://issuu.com/doctailieu
Springrole https://springrole.com/doctailieu
Sketchfab https://sketchfab.com/doctailieu
producthunt https://www.producthunt.com/@d_c_tai_li_u
Magcloud https://www.magcloud.com/user/doctailieu
360cities.net https://www.360cities.net/profile/doctailieu
Goodreads https://www.goodreads.com/user/show/97625643-c-t-i-li-u
Dribbble https://dribbble.com/doctailieu
Angel https://angel.co/u/doctailieu
buffer https://publish.buffer.com/profile/5d526e3cb01b3920eb6d0e49/tab/queue

Cám ơn bạn đã luôn quan tâm và ủng hộ chúng tôi!

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Phân tích nội dung bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao và giàu lòng yêu nước, ông một lòng không hợp tác với kẻ thù. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ hay và đặc biệt là chùm ba bài thơ thu điển hình cho làng quê, phong cảnh Việt Nam. Trong đó nổi bật hơn cả là bài Câu cá mùa thu.

Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì bài Câu cá mùa thu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động.


Cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ. Bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần eo nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.

Bức tranh thu tiếp tục được Nguyễn Khuyến phác họa ở cặp câu thơ tiếp theo:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Những đường nét của khung cảnh cũng hết sức mảnh mai với sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, dường như mọi chuyển động đều vô cùng nhẹ nhàng, thanh thoát. Vận dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh Nguyễn Khuyến đã làm nổi bật sự tĩnh lặng tuyệt đối của không gian, của cảnh vật. Phải là không gian vô cùng yên tĩnh thì thi nhân mới có thể cảm nhận tiếng động thật khẽ, thật êm của cảnh vật, dù là sóng có gợn hay chiếc lá khẽ đưa, bằng giác quan tinh tế, nhạy cảm Nguyễn Khuyến đã nắm trọn từng khoảnh khắc của thiên nhiên. Sắc vàng nếu như ở những bài thơ khác chính là sắc màu chủ đạo, là điểm nhấn để gợi nhắc mùa thu thì trong câu thơ của Nguyễn Khuyến sắc vàng ấy cũng như bao sắc màu khác trong bức tranh: xanh của trời, trong veo của nước,… nó chỉ góp phần tạo nên đường nét hài hòa cho bức tranh, tuyệt nhiên không gợi cảm giác buồn bã của tâm trạng, hay héo úa của cảnh vật. Không chỉ vậy, cái hồn dân dã, vẻ đẹp mùa thu của làng quê Bắc Bộ còn đường gợi lên từ những ngõ trúc quanh co:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Không gian được mở rộng ở chiều cao, tác giả hướng ánh mắt lên bầu trời để cảm nhận được cái “xanh ngắt” của bầu trời, và rất tự nhiên thu tầm nhìn về với ngõ trúc qanh co. Không gian mùa thu vô cùng tĩnh lặng. Mọi chuyển động đều quá nhẹ nhàng, êm ái không đủ để gợi nên âm thanh, duy chỉ có tiếng động của tiếng cá đớp mồi: “Cá đâu khẽ động dưới chân bèo”. Nhưng cái động đó kết hợp với từ “khẽ” lại chỉ càng nhấn mạnh, tô đậm hơn cái yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, Nguyễn Khuyến đã cho thấy cái thanh tĩnh tuyệt đối của làng quê Việt Nam trong cảnh thu thanh bình, dịu nhẹ.

Bài thơ có nhan đề là Câu cá mùa thu, nói về chuyện câu cá mà thực lại không phải vậy. Mượn chuyện câu cá để cảm nhận hết trời thu, cảnh thu vào cõi lòng mình. Hẳn Nguyễn Khuyến phải có tâm hồn thanh tĩnh đến tuyệt đối mới có thể có nhận đầy đủ vẻ đẹp của mùa thu: trong veo, cái hơi gợn tí của nước, độ rơi khẽ khàng của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ tiếng động duy nhất trong bài thơ là tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Sự tĩnh lặng trong cảnh vật gợi cho người đọc cảm nhận về sự cô đơn, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Trong bài các gam màu lạnh xuất hiện nhiều: trong veo, xanh ngắt,… dường như cái lạnh của thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính tâm hồn cô đơn của tác giả lan tỏa sang cảnh vật. Đặt trong bối cảnh đất nước đầy biến thiên lúc bấy giờ, có thể thấy bài thơ thể hiện tâm trạng đau buồn của Nguyễn Khuyến trước hiện tình đất nước đầy đau thương.

Bài thơ thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Khuyến. Tiếng Việt trong sáng, giản dị nhưng lại diễn tả được tất cả nhưng gì tinh tế, đẹp đẽ nhất của cảnh vật, diễn tả được tâm trạng và tấm lòng của nhà thơ. Gieo vần “eo” – tử vận tài tình góp phần miêu tả không gian nhỏ hẹp và tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh gợi lên cái tĩnh lặng tuyệt đối của thiên nhiên.

Bài thơ Câu cá mùa thu với ngôn ngữ bậc thầy không chỉ cho người đọc thấy tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc dùng từ. Mà đằng sâu đó ta còn cảm nhận được một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm lặng nhưng không kém phần sâu nặng.

Đọc hiểu tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

I/ Tác giả - Tác phẩm:

1.Tác giả:

- ( 1918-1982) , tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.

- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Người cha có thời gian làm cai đề lao, sau thất nghiệp sống nghèo túng bất đắc trí, mẹ dịu hiền,tần tảo và rất thương con.

- Năm 1934, Nguyên Hồng phải ra Hải Phòng dạy học tư lén lút ở xóm cấm. Nguyên Hồng viết văn sớm. Những tác phẩm đầu tiên của ông hướng về những con người cùng khổ nhất trong xã hội thành thị Việt Nam đương thời.Nguyên Hồng dõng dạc bênh vực và khẳng định phẩm chất tinh thần của họ.

- Trong thế giới nhân vật của Nguyên Hồng nổi bật lên là hình ảnh phụ nữ và trẻ em.Ông thông cảm sâu xa và có quan điểm tiến bộ trong việc thể hiện nỗi đau khổ và khát vọng của người phụ nữ.

- Gần năm chục năm gắn bó nghệ thuật bền bỉ, Nguyên Hồng có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại.Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn.

2.Tác phẩm:

-1938, khi ông vừa tròn 20 tuổi. Đây là tác phẩm thứ hai của ông.

-“ Trong lòng mẹ” là chương 4 của hồi kí “ Những ngày thơ ấu”.

-Cảm xúc bao trùm: Nỗi đau bị sỉ nhục, nỗi buồn cô đơn và lòng thương nhớ mẹ, kính yêu mẹ của một đứa bé mồ côi bố sau một thời gian dài xa cách mẹ rồi được gặp lại mẹ.


3.Tóm tắt văn bản tự sự Trong lòng mẹ:

- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.

4.Nhan đề văn bản “Trong lòng mẹ”:

- Tên văn bản trước hết có ý nghĩa tả thực, gắn với một sự việc cụ thể: Hồng được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, âu yếm.
- Song nhan đề văn bản còn mang ý nghĩa tượng trưng: “Trong lòng mẹ” cũng là trong tình thương của mẹ.
- Từ nhan đề văn bản, người đọc đã phần nào hiểu được tình yêu thương mẹ tha thiết, sự khao khát được sống trong tình mẹ của chú bé Hồng, một chú bé có tuổi thơ đầy cay đắng.

II/ Kiến thức cơ bản:

1.Nhân vật người cô:

- Người cô của bé Hồng đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản thị dân,sống trong xã hội xưa nhỏ nhen, ích kỷ, giả dối và độc ác.

-Gần đến ngày giỗ đầu của thầy bé Hồng, người cô gọi bé Hồng đến và cười hỏi: “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”Bà ta làm ra vẻ quan tâm đến chú, nhưng bé Hồng đã nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô.Bé Hồng biết rõ nhắc đến mẹ, người cô ấy chỉ cố ý gieo giắt vào đầu óc chú những hoài nghi để chú khinh nghiệt và ruồng rẫy mẹ.

- Bằng giọng nói ngọt ngào, giả dối, người cô kể dạo này mẹ bé Hồng “phát tài”, dụ bé Hồng vào thăm “ em bé”. Bà ta cố ngân dài ra thật ngọt, thật rõ hai tiếng “em bé” như để bé Hồng phải nhớ rằng mẹ của chú là người phụ nữ chưa đoạn tang chồng mà đã có con với người khác.

-Dường như chưa đủ, người cô lại “tươi cười” kể cho chú nghe tình cảnh túng quẫn,hình ảnh gầy guộc,rách rưới của người mẹ khiến bé Hồng nghẹn họng “khóc không ra tiếng”.

=>Nhân vật người cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động.Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội đó mà còn là người đàn bà có tâm địa đen tối khi cố ý khắc sâu vào nỗi đau trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vô vàn yêu thương.

2.Nhân vật bé Hồng:

a. Bé Hồng, một em bé chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh:

- Tuổi thơ của Hồng bất hạnh, mồ côi cha, mẹ chú bắt đắc dĩ phải tha hương cầu thực. Chú sống trong sự thiếu thốn tình cảm và không có sự chăm chút, che chở của cha mẹ.

- Đáng thương thêm, chú phải sống với người cô cay nghiệt,hẹp bụng. Người cô ấy luôn gây tổn thương cho chú bằng cách gièm pha, nói xấu mẹ chú, tìm cách để chú ruồng rẫy, khinh miệt mẹ mình.  Người cô này còn thiếu tử tế ở chỗ luôn vờ quan tâm hỏi han về mẹ Hồng, để gieo rắc sự hoài nghi của Hồng với mẹ.

- Trong hoàn cảnh ấy, Hồng đã phải gắng sức chịu đựng, kìm nén. Song nỗi đau thương cho mình và cho mẹ vượt quá sự chịu đựng của đứa trẻ,chú đã phải khóc rất nhiều, nước mắt ngậm ngùi của đứa trẻ thầm vụng tủi cực“nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ”.

b. Bé Hồng – một tâm hồn, một sức sống:

* Bé Hồng, một trái tim thiết tha yêu thương:  (Trong cuộc nói chuyện với người cô)

- Sống với người cô luôn ghét mẹ mình, sống trong sự gièm pha nói xấu, bé Hồng không vì thế mà không còn yêu thương mẹ. Chú đã muốn nói có ngay sau khi bà cô hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không; rồi chú nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô nên chú cúi đầu không đáp. Nhưng lại không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị “những rắp tâm tanh bẩn” xâm phạm đến nên chú cố cười và đáp lại một cách rất tự tin: “Không!Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

- Sau lời hỏi thứ hai của người cô, lòng chú bé càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.

 -Khi bà cô ngân dài hai tiếng “em bé”, thì nỗi đau đớn,phẫn uất ở chú bé không còn nén nổi, nước mắt chú bé”ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”.Không phải vì bé Hồng đau đớn tủi cực vì mẹ chú làm điều xấu xa mà chỉ vì thương mẹ và căm tức sao mẹ lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà phải sinh nở một cách giấu giếm.Bé Hồng chẳng những không kết án mẹ vì đẻ em bé khi chưa đoạn tang chồng mà trái lại chú lại càng thương mẹ hơn. Chú cố kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng để hỏi lại bằng cách “cười dài trong tiếng khóc”

- Tâm trạng đau đớn, uất ức của chú bé dâng đến cực điểm khi nghe người cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình.

- Tình yêu thương mẹ của bé Hồng đặc biệt vì nó luôn bị thử thách trong cảnh ngộ éo le. Nó giản dị, chân thành, hầu như không vì mong được đền đáp: “Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Và cũng vì thương mẹ mà chú bé căm ghét những hủ tục phong kiến đã đọa đày mẹ :“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Câu văn với phép so sánh đặc sắc, bằng những hình ảnh cụ thể, nhịp văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện sự phản kháng quyết liệt và cũng rất hồn nhiên, trẻ con của chú bé Hồng. Sự căm tức dữ dội ấy chính là biểu hiện đầy đủ của tình yêu thương mẹ tha thiết.

* Bé Hồng – ngọn lửa không khi nào tắt đi trong trái tim khát khao hạnh phúc bên mẹ hiền :(Trong lòng mẹ)

- Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ là tình thương mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm khi bé gặp mẹ và sống trong lòng mẹ

-Trên đường đi học về,thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng cuống quýt đuổi theo và bối rối “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ ơi!....” Điều đó cho thấy hình ảnh người mẹ luôn luôn thường trực trái tim chú bé. Chú bé lúc nào cũng nhớ mong và yêu thương mẹ vô cùng. Trong bé Hồng, cảm giác khi nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là điều tủi cực ghê gớm cho chú bé “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.

-Chú bé thở hồng hộc, chán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe “rúi cả chân lại” biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ kéo tay và xoa đầu hỏi thì chú “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà.Tiếng khóc của chú bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ.

- Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc đắm mình trong tình mẫu tử. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.Chú cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc bên con của người mẹ.

- Chú bé cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ,cảm giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lại thường”.

- Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lạị và lăn vào lòng một người mẹ,áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

- Lúc ấy, bé Hồng như quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi“bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống,tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng, không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hanh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.

Bé Hồng là hình ảnh một tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim thương yêu sâu sắc, để lại ấn tượng xúc động trong lòng người đọc.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Phân tích và cảm nhận đoạn trích Ra-ma buộc tội

Đoạn "Ra-ma buộc tội" trích trong khúc ca thứ 6, chương 79 sử thi Ra- ma -ya - na. 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Ra-ma, 13 năm đi đày và cuộc chiến tranh đánh thắng quỷ vương Ra-va-na để cứu nàng Xi-ta xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lan-ka, Ra-ma cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn thì hạn đi đày 13 năm gần kết thúc. Bỗng Ra-ma nổi cơn ghen tuông dữ dội. Trong chương 79, Ra-ma dùng những lời lẽ nặng nề, gay gắt buộc tội Xi-ta. Nghi ngờ nàng về sự trong trắng, thúy chung của nàng Xi-ta bước vào giàn lửa của thần An-nhi để chứng minh tất cả... Ra-ma chia tay các chiến hữu. chàng cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên xa bay về kinh đô Kô-sa-la..

Chương 79 khắc họa thêm một nét đẹp về con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya (vương công, quý tộc, võ sĩ) và đức nghĩa trung hậu, đoan trang của người phụ nữ cao quý.

Ra-ma ghen tuông

Khi Xi-ta đã khiêm nhường đứng trước Ra-ma, chàng nói với vợ một cách mỉa mai: "Hỡi phu nhân cao quý". Quan hệ vợ - chồng hầu như không còn nữa.

Cuộc giao tranh đã kết thúc, theo Ra-ma đó là nghĩa vụ và tài năng đã hoàn thành: "Ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống" - nghĩa là nàng bị Ra-va-na bắt cóc chứ không phải đi theo hắn, "cơn giận ta đã hả, và cơn ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta". Ra-ma đã sống vì một nguyên lí đạo đức của đẳng cấp Kơxatrya của mình: "kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù, là kẻ tầm thường". Ra-ma cũng dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi Ha-nu-man và Vi-phi-sa-na - hai chiến hữu tài ba, cao cả của mình.

Trước nhan sắc của Xi-ta: "khuôn mặt bông sen", "những cuộn tóc cuộn sóng" và những giọt lệ của nàng, lòng Ra-ma "đau như cắt", nghĩa là chàng vẫn say đắm Xi-ta. Nhưng danh dự là trên hết, là tất cả, bởi lẽ người anh hùng "sợ tai tiếng". Phải kết thúc chiến tranh là vì nhân phẩm, là để "xóa bò vết ô nhục vì sợ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình".

Ra-ma không thế "nhận nàng về", "không ưng có nàng nữa" vì nàng đã lưu lại tại nhà một kẻ xa lạ, vì Ra-va-na với "đôi mắt tội lỗi... hau háu nhìn khắp người nàng" nghĩa là nàng thất thân với hắn, cho nên Ra-ma phải nghĩ đến "gia đình cao quý" đã sinh ra mình.

Tóm lại, trong đoạn trích Ra ma buộc tội, Ra-ma vẫn còn yêu Xi-ta xinh đẹp nhưng vì danh dự, nhân phẩm của người anh hùng, của dòng họ cao quý mà chàng phải buộc tội Xi-ta, chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: "Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa". Ra-ma cảm thấy xấu hố bị xúc phạm; khi trông thấy Xi-ta thì "không chịu nổi", "chẳng khác ánh sáng với người bị đau mắt". Ra-ma ghen tuông buộc tội không phải vì mù quáng mà trái lại, ghen tuông và buộc tội vì nhân phẩm, danh dự, một nét tính cách của con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya cao quý trong xã hội Ấn Độ thời đại cổ đại.

Nàng Xi-ta

Xi-ta được miêu tả trong chiều sâu của bi kịch về tình yêu và danh dự.

Nàng đau khổ vì bị oan, bị xúc phạm. Nàng "đau đớn nghẹn thở". Nàng xấu hổ cho số kiếp của nàng", nàng muốn chết ngay "muốn tự chôn vùi cả cái hình hài của mình". Nàng vô cùng đau đớn trước những lời buộc tội của Ra-ma, nàng cảm thấy hình như muôn nghìn mũi tên "xuyên vào trái tim nàng". Nàng khóc, "nước mắt nàng đổ ra như suối".

Xi-ta đoan trang và bình tĩnh bác bỏ mọi lời buộc tội của Ra-ma. Nàng khẳng định: "Trái tim thiếp đây, thuộc về chàng". Chàng chưa hiểu được thiếp qua tình yêu và tâm hồn thiếp. Chàng tự hào về dòng dõi cao quý thì thiếp có kém gì: "đất là mẹ của thiếp". Nếu Ra-ma mỉa mai gọi Xi-ta là "phu nhân cao quý" thì Xi-ta cũng đàng hoàng đáp lại: "Hỡi đức vua" và trách "cớ sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp?".

Xi-ta nhảy vào giàn hỏa thiêu là một cảnh vô cùng bi tráng. Ai đã từng mục kích điệu múa "Nàng Xi-ta"? Ra-ma "khủng khiếp như Thần chết!". Các thánh thần tự hào nhìn Xi-ta nhảy vào lửa "chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh". Đông đảo phụ nữ thì "kêu khóc thảm thương". Loài ma quỷ như Va-na-ra, Paksaxa cũng "kêu khóc vang trời".

Hình ảnh Xi-ta đàng hoàng tự tin. Nàng "lượn quanh" Ra-ma như để chào vĩnh biệt. Nàng lạy chư thần cao quý thiêng liêng. Nàng cất lời nguyền với thần A-nhi: khẳng định mình bị oan, một phụ nữ trinh tiết bị coi như một kẻ gian dối; tự hào về lòng trong trắng thủy chung trong tình yêu; cúi xin Thần "bảo vệ con", "phù hộ con".

Ta hãy nghe lời nguyện cầu của nàng Xi-ta: "Nếu con trước sau một lòng dạ với Ra-ma thì cúi xin Thần hãy tìm hết cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng xin thần A-nhi phù hộ cho con".

Đọc sử thi Ra-rna-ya-na ta như thấy ngọn lửa sáng rực bừng ánh mặt trời, nàng Xi-ta lộng lẫy kiều diễm múa như bay theo ánh lửa, thần lửa A-nhi minh chứng và cứu sống nàng. Ra-ma dang đôi cánh tay đón Xi-ta, nước mắt chan hòa sung sướng, vừa ân hận, vừa tự hào.

Sự giao tiếp bằng ngôn ngữ theo góc nhìn của khoa học

Trong giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng số một. Hiểu biết và khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ phù họp là một trong yếu tố góp phần gây thiện cảm đối với người đối diện, tạo sự thành công trong giao tiếp. Chúng ta có thể tham khảo những ý kiến dưới đây của Giáo sư Nguyễn Văn Lê về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:

1.1 Lời nói phải đúng vai xã hội, đúng cương vị xã hội của con người.Khi giao tiếp với ai, chúng ta hãy định hướng cho cách giao tiếp ứng xử của mình sao cho phù hợp, không tự phụ kiêu căng mà cũng không tự ti, khúm núm.

1.2 Lòi nói phải phù họp vói trình độ ngưòi nghe. Trình độ quá chênh lệch về ngôn ngữ giữa người nói và người nghe có thể gây khó hiểu hoặc hiểu lầm.

1.3 Bảo đảm nguyên tắc truyền đạt một thông điệp : rõ ràng, rành mạch, không có những từ, nhừng câu thừa, nhưng mặt khác lại cho phép ở một số chỗ nào đó cần có sự lặp lại ít nhiều với mục đích nhấn mạnh, nêu bật những ý cần thiết

1.4 Cách nói cơ giới và cách nói tình thái:
+ Nói cơ giới là nói thẳng, nói vồ mặt. Ví dụ: tôi không có, tôi không cho,tôi bỏ, tôi cắt, anh nói sai.
+ Nói tình thái là nói tế nhị, có tình cảm, làm cho người nghe có thể tiếp thu thỏai mái nội dung câu nói. Ví dự.Tôi e rằng đảnh giả như thế là chưa thỏa đáng. Hai vấn đề đó tưỏng không nên nhập làm một.Nội dung tốt, chỉ tiếc là thái độ hoi gay gắt...
Khoanh tay lại, hứa với cô đi nào! Có muốn được cô khen không?Có muốn được lên lớp không?...
Trái với nói tình thái là nói nặng, nói hù dọa:
Chú ý vào sách! Cô gọi, không đọc tiếp được là cô cho điểm 1 đấy nhé!

1.5 Cách nói chỉ rõ và nói gợi, nói ví :
Nói chỉ rõ sự việc là nói trực diện, như 2 với 2 là 4.Nói gợi là nói đến một dấu hiệu gì đó có liên quan để người nghe tự hiểu. Nói ví là một cách nói gợi,dùng sự so sánh
Ví dụ để phê bình một bài diễn văn nhậm chức sáo rỗng: “ Bài này cho đăng vào một tạp chí văn hóa nghệ thuật thì tuyệt!

1.6 Cách nói triết lý: Cách nói này được dùng để giảm thiểu nồi bất hạnh của người đối diện. Ví dụiCủa đi thay người!

1.7 Nói hiển ngôn và nói hàm ngôn:
Hiển ngôn là lời nói có nghĩa biểu hiện trực tiếp ra ngòai, còn hàm ngôn là lời nói có nghĩa ẩn bên trong, đòi hỏi người nghe phải cố gắng để hiểu, để giải mã câu nói.
Ví dụ:
+ ở trong phòng họp, A nóỶ.Nóng quá!, B nói:ừ, nóng như lửa! Câu nói của A trong trường hợp này này là hiển ngôn, không có hàm ngôn.
+ ở nhà riêng của B, A nór.Nóng quá! B bảo:Cớ chai bia đây! Câu nói của A vừa là hiển ngôn ( trời nóng ) vừa là hàm ngôn ( cho uống gì đi ) Theo Ducrot, hiển ngôn là cái người ta nói ra, còn hàm ngôn là cái người ta muốn mà không nói ra.

1.8 Nói mỉa mai, châm chọc: Theo Paul Guth và Michelle Maurois, tự ái rất nên giữ vì đó là tình cảm của con người có phẩm cách. Vì vậy chúng ta nên tôn trọng cái tự ái của mồi người và tránh không làm tổn thương đến nó bằng những cách nói gợi ý, tế nhị hơn. Đừng nói đùa châm chọc, nhất là đối vói những người quá nhạy cảm.

1.9 Nói gây bệnh cho người khác: Làm gì mà bà xanh xao, tiều tụy đến thế?
Một câu nói đó có thể làm tiêu tan công hiệu của mười hộp thuốc bổ, người nghe có thể chưa bị bệnh nhưng nghe câu nói đó có thể bị ám thị mà bệnh thật.